Tài
liệu cổ cho thấy, không phải loài người, mà chính loài dê đã phát hiện ra cà
phê đầu tiên.
Theo một
truyền thuyết còn lưu lại trên giấy từ 1671, thì vào khoảng năm 650, tại xứ
Kaffa ở nước Ả Rập (thuộc Ethiopia ngày nay), một hôm, chàng chăn dê Kaldi bỗng
thấy cả đàn dê nhảy tung tăng sau khi ăn quả màu đỏ trên một cành cây thấp,
chúng chạy nhảy không mệt mỏi suốt cả ngày. Lấy làm lạ, anh ta liều lĩnh bứt một
vài trái ăn thử và cũng thấy mình hăng hái hẳn lên, người như tràn đầy sinh lực.
Đêm ấy,
Kaldi trằn trọc nằm đếm sao, không tài nào ngủ được, nghe đàn dê cũng xục xạo
suốt đêm. Sáng ra, anh bèn đem chuyện này kể với các giáo sĩ tại một tu viện
gần đó. Các giáo sĩ thông thái cũng thử và xác nhận đây đúng là loại "trái
sức sống phấn khích". Như vậy có thể nói rằng chính nhờ đàn dê mà con
người biết đến cây cà phê.
Người
ta tin rằng tỉnh Kaffa chính là vùng đất khởi nguyên của cây cà phê.
Từ thế kỷ thứ 9 người ta đã dùng loại cây này ở đây, bằng cách
để lên men trong rượu. Vào thế kỷ 14 những người buôn nô
lệ đã buôn bán loại cà phê này từ Kaffa đi khắp Ả Rập. Nhưng tới tận
giữa thế kỷ 15 người ta mới biết rang hạt cà phê lên và sử dụng nó
làm đồ uống. Vùng Ả Rập chính là nơi trồng cà phê độc quyền ngày ấy.
Cách thức pha chế cà phê truyền thống của người Ethiopia có
lẽ là cách thức cổ xưa nhất. Hạt cà phê được cho vào một cái chảo sắt to và
rang lên, sau đó được nghiền vụn ra hoặc cho vào cối giã. Những mảnh vụn đó
được trộn với đường trong một cái bình có quai gọi là jebena, sau
đó nấu lên và đổ ra chén.
Đầu thế kỷ 16, đế quốc Ottoman khi đó bao trùm cả Châu Âu và Bắc
Phi đã du nhập món uống "lên tinh thần" này vào Châu Âu. cà phê được
các nhà buôn cung cấp cho những quán cà phê bắt đầu thịnh hành ở Hà Lan, Anh và
Pháp lúc bấy giờ.
Tại
Việt Nam, cà phê đã được các giáo sĩ Bồ Đào Nha mang hạt sang trồng lẻ tẻ
tại miền Bắc từ thế kỷ 18, nhưng không có kết quả. Sau đó, đến lượt người Pháp
đưa cà phê vào trồng thử tại Việt Nam vào năm 1857, đầu tiên giống
Arabica được người Pháp mang từ đảo Bourton sang trồng ở Bắc kỳ, đồn điền cà
phê quy mô đầu tiên được lập ở Việt Nam là ở Kẻ Sở, Hà Nam vào năm 1888, sau đó
lan ra các tỉnh miền Trung như Quảng Bình, Quảng Trị. Cà phê sau khi thu hoạch
được chế biến dưới thương hiệu "Arabica du Tonkin" - Arabica Bắc Kỳ -
và xuất khẩu qua Pháp. Tuy nhiên, do không phù hợp thổ nhưỡng nên cho năng suất
rất thấp.
Từ
năm 1925, sau những cuộc khảo sát kỹ lưỡng về khí hậu và đất đai, người Pháp
tìm ra vùng đất phát cho giống Robusta tại Darlac ở cao nguyên trung phần.
Người Pháp đã kéo nhau lên đây lập nhiều khu đồn điền trên đất hoang mênh mông,
thuê nạp công nhân người Thượng, và ra lệnh cấm người An Nam lên chiếm đất.
Gần
100 năm sau, Việt Nam vươn lên đứng đầu thế giới về cà phê Robusta.
Thương
hiệu "Cà Phê Ban Mê Thuột" nay đã lừng danh khắp chốn. Hiện nay, cafe Ban Mê Thuột của Trung Nguyên và Vinacafe tràn ngập các chợ Việt Nam ở
nước ngoài.
Uống
quả nhớ xứ trồng cây quá !!
(NQP Sưu
tầm khắp mạng).