Saturday, February 28, 2015

PHÂN ƯU CÙNG GIA ĐÌNH ÔNG TÔN THẤT TƯỜNG

PHÂN ƯU


Nhận được tin buồn

Cụ bà Quả phụ TÔN THẤT HỐI
Khuê danh PHAN THỊ THƯ
Pháp danh NGUYÊN THỂ

là thân mẫu của ông TÔN THẤT TƯỜNG


Đã tạ thế ngày 23 tháng 02 năm 2015 
(nhằm ngày 5 tháng Giêng năm Ất Mùi)

Hưởng đại thọ 109 tuổi.

Hội đồng hương Ban Mê Thuột 
thành kính phân ưu cùng tang quyến.

Nguyện cầu hương linh cụ bà sớm vãng sanh Cực Lạc Quốc.



Saturday, February 21, 2015

ĐỒNG HƯƠNG BAN MÊ THUỘT THAM GIA DIỄN HÀNH TẾT ẤT MÙI

Cũng như mọi năm, cuộc diễn hành chào mừng năm mới Ất Mùi 2015 của Cộng đồng người Việt tại miền Nam California được diễn ra vào sáng thứ Bảy 21 tháng 02 năm 2015, nhằm mồng Ba tết, trên đại lộ Bolsa, thành phố Westminster, California.

Đồng hương Ban mê thuột là một trong gần một trăm đơn vị tham gia diễn hành năm nay.












Cùng chụp vài tấm hình trước khi ra nơi tập trung các đoàn diễn hành






Tại nơi tập trung các đoàn diễn hành






Trước giờ xuất phát, đoàn diễn hành Hội đồng hương Ban mê thuột được thị trưởng thành phố Garden Grove ghé thăm




Thursday, February 19, 2015

DANH SÁCH ĐỒNG HƯƠNG THAM DỰ TÂN NIÊN HỘI NGỘ 2015


DANH SÁCH ĐỒNG HƯƠNG THAM DỰ TÂN NIÊN HỘI NGỘ 2015
1 Ông Lý Hưng
2 Bà Mai Phương
3 Ông Nguyễn Đình Hoà
4 Bà Nguyễn thị Nụ
5 Ông Phạm Quang Hưng
6 Bà Nguyễn thị Muôn Hoa
7 Ông Lê Đình Sinh
8 Bà Nguyễn thị Phượng
9 Ông Võ Thành
10 Ông Nguyễn Quang Phú
11 Bà Nguyễn thị Mai Lan
12 Bà Hàn thị Liên Hương
13 Bà Lữ Thu Sang
14 Bà Lương Minh Châu
15 Ông Nguyễn Đình Hiếu
16 Ông bà Võ Tất Trọng
17 Ông Nguyễn Chí Thành
18 Bà Nguyễn thị Kim Thu
19 Bà Nguyễn thị Ánh Tuyết
20 Bà Đặng thị Kim Chi
21 Ông Nguyễn Hiếu
22 Bà Mai Thu Tùng
23 Ông Trần Trọng Phúc
24 Ông Trần Minh Đức
25 Bà Dương thu Hương
26 Bà Hoàng Phi Loan
27 Ông Vĩnh Anh
28 Bà Phạm thị Kim Loan
29 Bà Tôn Nữ Như Nguyện
30 Bà Nguyễn Như Xuân
31 Ông Hồ Thanh Sơn
32 Bà Đỗ thị Tốt
33 Bà Trương thị Minh Trung
34 Ông bà Lê Xuân Roãn
35 Ông bà Nguyễn Xuân Chiểu
36 Bà Mai Phương Hồng






























Monday, February 9, 2015

THƠ HOÀNG MINH CHÂU


NHỜ DÊ - BAN MÊ CÓ CÀ PHÊ

Tài liệu cổ cho thấy, không phải loài người, mà chính loài dê đã phát hiện ra cà phê đầu tiên.



Theo một truyền thuyết còn lưu lại trên giấy từ 1671, thì vào khoảng năm 650, tại xứ Kaffa ở nước Ả Rập (thuộc Ethiopia ngày nay), một hôm, chàng chăn dê Kaldi bỗng thấy cả đàn dê nhảy tung tăng sau khi ăn quả màu đỏ trên một cành cây thấp, chúng chạy nhảy không mệt mỏi suốt cả ngày. Lấy làm lạ, anh ta liều lĩnh bứt một vài trái ăn thử và cũng thấy mình hăng hái hẳn lên, người như tràn đầy sinh lực.



Đêm ấy, Kaldi trằn trọc nằm đếm sao, không tài nào ngủ được, nghe đàn dê cũng xục xạo suốt đêm. Sáng ra, anh bèn đem chuyện này kể với các giáo sĩ tại một tu viện gần đó. Các giáo sĩ thông thái cũng thử và xác nhận đây đúng là loại "trái sức sống phấn khích". Như vậy có thể nói rằng chính nhờ đàn dê mà con người biết đến cây cà phê.    




Người ta tin rằng tỉnh Kaffa chính là vùng đất khởi nguyên của cây cà phê. Từ thế kỷ thứ 9 người ta đã dùng loại cây này ở đây, bằng cách để lên men trong rượu. Vào thế kỷ 14 những người buôn nô lệ đã buôn bán loại cà phê này từ Kaffa đi khắp Ả Rập. Nhưng tới tận giữa thế kỷ 15 người ta mới biết rang hạt cà phê lên và sử dụng nó làm đồ uống. Vùng Ả Rập chính là nơi trồng cà phê độc quyền ngày ấy. 



Cách thức pha chế cà phê truyền thống của người Ethiopia có lẽ là cách thức cổ xưa nhất. Hạt cà phê được cho vào một cái chảo sắt to và rang lên, sau đó được nghiền vụn ra hoặc cho vào cối giã. Những mảnh vụn đó được trộn với đường trong một cái bình có quai gọi là jebena, sau đó nấu lên và đổ ra chén.






Đầu thế kỷ 16, đế quốc Ottoman khi đó bao trùm cả Châu Âu và Bắc Phi đã du nhập món uống "lên tinh thần" này vào Châu Âu. cà phê được các nhà buôn cung cấp cho những quán cà phê bắt đầu thịnh hành ở Hà Lan, Anh và Pháp lúc bấy giờ. 



Tại Việt Nam, cà phê  đã được các giáo sĩ Bồ Đào Nha mang hạt sang trồng lẻ tẻ tại miền Bắc từ thế kỷ 18, nhưng không có kết quả. Sau đó, đến lượt người Pháp đưa cà phê vào trồng thử tại Việt Nam vào năm 1857, đầu tiên giống  Arabica được người Pháp mang từ đảo Bourton sang trồng ở Bắc kỳ, đồn điền cà phê quy mô đầu tiên được lập ở Việt Nam là ở Kẻ Sở, Hà Nam vào năm 1888, sau đó lan ra các tỉnh miền Trung như Quảng Bình, Quảng Trị. Cà phê sau khi thu hoạch được chế biến dưới thương hiệu "Arabica du Tonkin" - Arabica Bắc Kỳ - và xuất khẩu qua Pháp. Tuy nhiên, do không phù hợp thổ nhưỡng nên cho năng suất rất thấp.

Từ năm 1925, sau những cuộc khảo sát kỹ lưỡng về khí hậu và đất đai, người Pháp tìm ra vùng đất phát cho giống Robusta tại Darlac ở cao nguyên trung phần. Người Pháp đã kéo nhau lên đây lập nhiều khu đồn điền trên đất hoang mênh mông, thuê nạp công nhân người Thượng, và ra lệnh cấm người An Nam lên chiếm đất.

Gần 100 năm sau, Việt Nam vươn lên đứng đầu thế giới về cà phê Robusta.

Thương hiệu "Cà Phê Ban Mê Thuột" nay đã lừng danh khắp chốn. Hiện nay, cafe Ban Mê Thuột của Trung Nguyên và Vinacafe tràn ngập các chợ Việt Nam ở nước ngoài.




Uống quả nhớ xứ trồng cây quá !!


(NQP Sưu tầm khắp mạng).

BAN MÊ THUỘT - MIỀN ĐẤT TÔI YÊU

Tôi xa Ban mê thuột đầu tháng tư năm bảy mươi lăm. Xa cái tỉnh nhỏ có nhiều sương mù với  những con đường đất đỏ. Xa miền đất tôi yêu, nơi đã cho tôi nhiều kỷ niệm. Xa những ngôi trường tôi từng theo học. Xa bạn bè. Rời xa tất cả.

Ở một thành phố khác, tôi luôn nhớ về thác Nhà đèn – Nhớ cầu 14 – Nhớ hương hoa cà phê – Nhớ dã quỳ vàng - Nhớ người Ban mê thuột hiền lành - Nhớ con đường Y Jut, nơi đã in dấu chân tôi ngày hai buổi đi về.

Đường Y Jut ngày xưa

Sau gần bốn mươi năm, tôi trở lại Ban mê thuột. Thành phố đã thay da đổi thịt. Người tứ xứ về đây lập nghiệp, nhà cửa được xây kiên cố, khang trang. Tôi không còn nhận ra những con đường ngày xưa tôi thường đi lại.

Đường Y Jut ngày nay

Dẫu có nhiều thay đổi, nhưng Ban mê thuột của tôi vẫn giữ được những nét thanh bình giản dị. Bạn bè của tôi vẫn chân tình. Không nơi đâu tôi có thể tìm được tình bạn quý hoá như những người bạn Ban mê thuột của tôi.


Những cô bướm trắng bay đầy trong nắng sớm. Tiếng ve sầu rả rích suốt buổi trưa hè. Chiều mưa lành lạnh tâm hồn. Yêu lắm Ban Mê Thuột, xứ  Buồn Muôn Thuở - Bụi Mù Trời của tôi. 

Sunday, February 8, 2015

CHÙA KHẢI ĐOAN


Khải Đoan là ngôi chùa Sắc tứ cuối cùng của nhà Nguyễn, là ngôi chùa đầu tiên của tổ chức Phật giáo thời kỳ Chấn hưng Phật giáo Việt Nam ở Cao nguyên Trung phần, vùng đất Hoàng triều cương thổ thời Bảo Đại. 

Mặt tiền chùa

Chùa do Đoan Huy Hoàng thái hậu Hoàng Thị Cúc (chính phi của Vua Khải Định) cùng một số Phật tử phát tâm xây dựng và hiến cúng cho Giáo hội Tăng già Trung Việt. Hòa thượng Thích Trí Thủ cử trưởng tử là thầy Thích Đức Thiệu chỉ đạo việc xây cất chùa trên khu đất rộng gần 7 mẫu 8 sào 28m2 và làm trụ trì đầu tiên.

Năm 1951, chùa xây phần hậu tổ và nhà giảng, đến năm 1953 xây chính điện. Tên Khải Đoan là ghép từ hai chữ Khải Định - Đoan Huy. Ngày 29-6-1953 (19 tháng 5 năm Quý Tỵ), ngài Narada Thera (Tích Lan) đã cung thỉnh ngọc Xá lợi Phật dâng đức Từ Cung tại Ban Mê Thuột. Dự lễ có Hòa thượng Thích Tịnh Khiết, Hội chủ Tổng hội Phật giáo Việt Nam, cùng chư tăng, Phật tử và đông đảo khách đến chiêm bái Xá lợi Phật và đỉnh lễ cầu nguyện cho đất nước hòa bình.

Chùa được xây dựng bởi những bàn tay khéo léo của những người thợ cố đô Huế nên có kiến trúc nhà rường Huế xen lẫn với kiến trúc địa phương. Cổng chính theo hướng Tây Nam nhìn ra đường Quang Trung, hướng về thung lũng 'Suối Đốc Học'. Trước và sau cổng đều ghi 'Khải Đoan Tự'. 

Cổng chùa

Chánh điện là công trình chính của chùa với diện tích 320m2 được chia làm hai phần. Nửa phần trước mang dáng dấp nhà dài Tây Nguyên nhưng cấu trúc cột kèo theo kiểu nhà rường Huế. Nửa sau được xây theo lối hiện đại.

Đáng chú ý nhất trong chánh điện là tượng Phật Thích Ca ở giữa và chiếc chuông đồng đặt ở gian bên phải. Tượng Phật Thích Ca bằng đồng cao 1.1m, đài sen bằng gỗ cao 0.35m được trang trí công phu, chiếc chuông đồng cao 1.15m, chu vi đáy 2.7m, nặng 380Kg được đúc tháng 01 năm 1954 (tức tháng Chạp năm Quý Tỵ).



Chùa Khải Đoan là ngôi danh lam bậc nhất trên cao nguyên miền Trung.

BẢN TIN SỐ 2